Lịch sử Thìn (nước)

Nhà nước Thìn Quốc được tổ chức như thế nào vẫn là điều chưa rõ ràng. Nó có lẽ tương tự như là một liên bang của các nhà nước thành bang nhỏ, giống như của Tam Hàn sau này. Để nhà nước có thể tranh đấu với Vệ Mãn Triều Tiên và gửi sứ thần tới triều đình nhà Hán thì có lẽ nó phải có sự trung ương tập quyền ở một mức độ nào đó. Lee (1984, trang 24) cũng cho rằng cố gắng của vương quốc này nhằm mở ra các liên hệ trực tiếp "cho thấy sự mong muốn mạnh mẽ từ phía Chin [Thìn Quốc] để có thể thu nhận được các lợi ích từ nền văn minh kim loại của người Hán.". Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian thì Vệ Mãn Triều Tiên đã ngăn cản các liên hệ trực tiếp giữa Thìn Quốc và Trung Quốc.

Vua Chuẩn của Cổ Triều Tiên được cho là đã chạy tới Thìn Quốc sau khi Vệ Mãn chiếm đoạt ngai vàng của ông để lập ra nhà nước Vệ Mãn Triều Tiên[cần dẫn nguồn]. Một số người tin rằng người Hán đề cập tới Cái Quốc hay Cái Mã Quốc (蓋馬國, vương quốc của ngựa mặc giáp) là chỉ tới Thìn Quốc. Cao Câu Ly được cho là đã xâm chiếm "Cái Mã Quốc" vào năm 26, nhưng điều này có thể là chỉ tới một bộ lạc khác ở miền bắc Triều Tiên.

Các ghi chép lịch sử ở một mức độ nào đó là mâu thuẫn với nhau về sự tiêu vong của Thìn Quốc: nó hoặc là sau này trở thành Thìn Hàn, hoặc bị phân chia ra thành Tam Hàn một cách tổng thể. Các mẫu vật khảo cổ học của Thìn Quốc đã được tìm thấy tập trung tại khu vực mà sau này là Mã Hàn[cần dẫn nguồn].